Trong LMHT, một số vị tướng có bộ kỹ năng không quá phức tạp nhưng vì một lý do nào đó, chúng khiến người chơi phải bỏ ra rất nhiều thời gian để thành thục.
LMHT là một tựa game phổ biến và tiếp cận rất nhiều lứa tuổi khác nhau từ các em học sinh khăn quàng đỏ cho đến cả các bậc phụ huynh. Do đó có rất nhiều tướng dễ chơi và dễ sử dụng trong LMHT.
Bộ kỹ năng của chúng không phức tạp như Nidalee, không khó combo như Riven, mà lại vô cùng dễ hiểu và dễ làm quen. Nhưng vì một lý do nào đó, chúng khiến người chơi phải bỏ ra rất nhiều thời gian để thành thục.
Hôm nay mời các bạn cùng Xemgame.com bọn mình đến với Top 7 vị tướng dễ làm quen nhưng cực khó để trở thành Master trong LMHT.
Syndra
Cái tên đầu tiên trong danh sách chính là pháp sư đường giữa Syndra. Giai đoạn đi đường của Nữ Chúa Bóng Tối phải nói là cực mạnh, bởi cô có khả năng khống chế tầm xa bất ngờ, hỗ trợ tốt người đi rừng của mình. Ngoài ra, cô cũng là một pháp sư có khả năng gây hàng tấn sát thương, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn với chiêu cuối Bùng Nổ Sức Mạnh, phụ thuộc vào số lượng quả cầu tồn tại.
Tuy nhiên, để thành thạo vị tướng này thì không đơn giản chút nào, bởi ngoài chiêu cuối chọn mục tiêu, 3 kỹ năng quan trọng còn lại, trong đó là 2 kỹ năng khống chế đều thuộc dạng định hướng. Hơn nữa, sử dụng Quả Cầu Bóng Tối không làm cho Syndra bị ngắt di chuyển, vì vậy làm quen với việc vừa đi vừa dùng kỹ năng sẽ vô cùng khó khăn nếu bạn không luyện tập thường xuyên.
Vayne
Vayne có bộ kỹ năng tương đối dễ làm quen với mọi người chơi, cơ bản là cô nàng chỉ cần bắn và bắn mà không cần phải sử dụng quá nhiều bộ chiêu thức của mình. Vốn dĩ là 1 xạ thủ tay ngắn, vì vậy Vayne cần phải sống sót qua giai đoạn đi đường để đạt tới ngưỡng sức mạnh của mình.
Tuy nhiên, tâm lí của người chơi luôn luôn muốn tìm 1 xạ thủ tốt để gánh đội, và họ biết rằng, Vayne là 1 vị tướng như vậy. Cho nên, dù nhiều người không có chơi tốt, hay thậm chí là chưa bao giờ chơi Vayne cũng thử một lần cho biết. Họ nghĩ rằng thoát khỏi giai đoạn đi đường thì sẽ thành công. Ngoài ra, cũng một phần không nhỏ cũng ảnh hưởng bởi những video cực chất đến từ những người xạ thủ hàng đầu thế giới như Gosu hay Doublelift…
Vayne là 1 vị tướng như vậy, có thể tạo ra rất nhiều pha “chơi trên cơ” trong tay những game thủ “pro”, nhưng ngược lại cũng rất dễ bị thọt và thậm chí là kéo cả đội xuống nếu không may rơi vào tay những con gà.
Bard
Bard là vị tướng tiếp theo nằm trong danh sách này thuộc tướng hỗ trợ. Theo đánh giá chung, Bard là một vị tướng tương đối dễ chơi với bộ kỹ năng rất thú vị, nhưng lại mất khá nhiều thời gian và trình độ để thành thạo vị tướng này.
Với Bard đơn giản là đặt những Điện An Lạc (W) ra để hỗ trợ xạ thủ hồi phục và rút lui, trong giao tranh thì hãy tìm góc để làm choáng kẻ địch. Nói tóm lại, 2 ưu điểm lớn nhất của Bard đó là hồi phục và làm choáng. Đôi khi, bạn có thể sử dụng Hành Trình Kì Diệu để gank, bay từ những nơi mà đối phương không tập trung, đặc biệt là đường giữa, sử dụng chiêu cuối để vô hiệu hóa trụ khi đồng đội có ý định băng…
Khá nhiều ý tưởng bạn có thể nghĩ ra khi chơi vị tướng này, nhưng để hiện thực hóa nó trong một trận đấu thì không phải muốn là có thể làm được ngay đâu, thậm chí còn bị phản tác dụng và bóp đồng đội nữa đó.
Kalista
Tướng tiếp theo nằm trong nhóm xạ thủ đó là Kalista. Nội tại Phong Thái Quân Nhân cho phép Kalista nhảy múa trên đấu trường, sử dụng kỹ năng này thì chỉ cần lia chuột hợp lý là xong, không quá khó để hiểu rõ về kỹ năng này. Ngoài ra, lối chơi của Kalista cũng tương đối đơn giản khi chỉ việc găm giáo và gây sát thương duy nhất bằng kỹ năng Giày Vò của mình.
Đó là một chuyện. Còn để chơi Kalista đến mức ảo diệu ư, khó đấy. Bạn có đủ tự tin rằng mình căn khoảng cách chính xác trong quá trình “hit and run”, sử dụng Đâm Xuyên để nhảy qua mọi bức tường có thể, hay thậm chí là hút đồng đội và tốc biến hất tung kẻ địch?
Hơn nữa, việc tính toán sát thương để giật giáo cũng tương đối khó đấy. Liệu có mấy ai để ý tới số lượng giáo găm được ở góc màn hình bên trái, và tính sát thương đâu, chắc chỉ có người Hàn mà thôi.
Master Yi
Chắc khỏi nói thì bạn cũng biết Master Yi dễ chơi thế nào hả. Chỉ việc bật chiêu cuối, lao vào chém chém là có mạng, dễ chơi dễ trúng thưởng. Sự thật thì đúng là như vậy đấy. Master Yi như kiểu Lee Sin phiên bản ngược lại ấy. Cực kì dễ chơi.
Nhưng,
Master Yi lại rất khó thành thạo, khó hơn bạn tưởng rất nhiều đấy nhé. Ừ thì
vẫn chỉ là dùng chiêu cuối, lao tới với Tuyệt Kĩ Alpha, chém chém cho tới khi
đối phương gục ngã. Nhưng chiêu thức Thiền(W) mới là kỹ năng chủ chốt. Trong
giao tranh, Master Yi là 1 vị tướng khá mỏng manh, do vậy việc sử dụng Thiền
đúng lúc, chỉ 0,5 giây thôi có thể giúp Yi sống sót và thay đổi cục diện.
Bên cạnh đó 1 trong những kỹ năng trứ danh là Tuyệt Kỹ Alpha cũng không chỉ đơn
giản là để gây dame nếu sử dụng đúng lúc đúng thời điểm thì đây chính là chiêu
thức né kỹ năng cực kỳ xịn xò được thánh bò sữa Cowsep áp dụng rất nhiều.
Ngoài ra, bộ kỹ năng ảo diệu của Master Yi cũng có khá nhiều cách combo và ngắt các hoạt động thừa. Khoảng cách giữa người chơi gà và pro đối với Master Yi là cực kì lớn đấy nhé.
LeBlanc
Tiếp theo là một pháp sư đường giữa Kẻ Lừa Đảo – Leblanc. Lối chơi trong giai đoạn đi đường của Leblanc khá dễ. Bạn chỉ cần để ý đối phương đang không tập trung, chẳng hạn như lên farm lính, dồn combo cơ bản Ấn Ác Ý + Biến Ảnh và để cấu máu là xong.
Tuy nhiên, kết thúc giai đoạn đi đường thì khác, Leblanc sẽ không còn dễ chơi như bạn tưởng nữa đâu. Ngoài việc di chuyển hợp lý, bạn vẫn phải giữ cho mình chỉ số lính để cân bằng lượng vàng với kẻ địch trong trường hợp bạn không thể “farm người”.
Ngoài ra, bộ combo của Leblanc khá phức tạp với chiêu cuối mô phỏng lại 3 kỹ năng của Leblanc. Vì vậy, trong mỗi trường hợp khác nhau là 1 bộ combo khác nhau, và bạn phải thành thục được Leblanc, khi đó chỉ việc ấn nút chứ không cần phải suy nghĩ nhiều.
Hơn nữa, Leblanc cũng là 1 sát thủ, cho nên cô ta sẽ cần phải chọn thời điểm thích hợp để băng vào hợp lý, nếu không may ăn phải Hầm Mộ Hàn Băng thì rất tiếc, đó chính là giấy báo tử giành cho cô.
Lee Sin
Vị tướng tiếp theo chính là thầy tu mù Lee Sin. Thực chất, lối chơi của Lee Sin cũng không đơn giản chút nào so với các vị tướng trong danh sách này, bởi với 7 kỹ năng lận, đôi khi người chơi sẽ khá loạn trong việc làm quen.
Nhưng chính nhờ bộ kỹ năng phức tạp, chúng ta có khá nhiều loại người chơi Lee Sin. Cùng thử phân loại ra như sau xem sao nhé.
- Mới tập chơi: Vừa làm quen xong với bộ kỹ năng, thuộc rõ những kỹ năng thứ 2 của mỗi chiêu thức, ví dụ như Vô Ảnh Cước, Kiên Định và Dư Chấn.
- Thích biểu diễn: Đây có lẽ là dạng người chơi Lee Sin đông nhất. Trình độ trong số những người chơi này được phân loại thêm một cách rõ rệt. Có những người tay chân chậm chạp nhưng vẫn thích bay vào và “thử Insec 1 lần cho biết”. Có những người kỹ năng rất cao, nhưng cũng thích biểu diễn để tạo ra những pha Highlight tuyệt đẹp. Nói chung, sự khác biệt giữa gà và “pro” của Lee Sin tương đối lớn đấy.
- Hiệu quả là số 1: Những người chơi với trình độ bình thường, tầm giữa giữa nhưng hay chơi Lee Sin, họ sẽ đặt sự hiệu quả lên hàng đầu. Không màu mè, không hoa mỹ, miễn sao hạ gục được kẻ địch là thành công. Còn với những người chơi Lee Sin thường xuyên, “main Lee Sin, one-trick-pony Lee Sin…” cũng vậy. Thay vì cắm mắt và bay lung tung, họ sẽ chỉ Hộ Thể khi cần phải làm thế, ví dụ như né tránh các kỹ năng định hướng của đối phương chẳng hạn.
Đây là 3 kiểu người chơi Lee Sin phổ biến nhất, nhưng nhìn chung, bộ kỹ năng của Lee Sin khá dễ làm quen. Yên tâm, nếu bạn nghĩ rằng Lee Sin khó kinh khủng, thì hãy thử tắt máy và lượn ra hàng net một lần sẽ thấy những em quần xanh áo trắng khăn quàng đỏ chơi Lee Sin thì thôi rồi nhé.
Thế nhưng muốn thành thục vị tướng này với sơ sơ hơn 20 combo các thể loại thì bạn còn cả một chằng đường dài tập luyện không ngừng nghỉ.