Theo đó, MineCraft sẽ giúp các em học sinh lớp 3, lớp 4 làm quen với các bạn mới, tập và ứng dụng các phép tính nhân vào xây dựng cơ bản.
Thời gian qua, game online thường phải nhận những định kiến xấu, cho rằng sẽ khiến cho các em thuộc lứa tuổi học sinh, sinh viên xao nhãng việc học. Thậm chí có những video phóng sự về game kiểu MineCraft, Rust… bắt người chơi phải thực hiện những nhiệm vụ để sinh tồn, dễ khiến các em nhầm với hiện thực và game, dẫn đến các hành vi phạm pháp.
Tuy nhiên mới đây, một ngôi trường tiểu học ở Hà Nội đã đưa game vào chương trình giảng dạy của mình. Theo đó, MineCraft sẽ giúp các em học sinh lớp 3, lớp 4 làm quen với các bạn mới, tập và ứng dụng các phép tính nhân vào xây dựng cơ bản.
Bài post trên facebook nhanh chóng nhận được hàng nghìn like và chia sẻ, cùng hàng trăm comment. Phương pháp tiếp cận giảng dạy khá mới mẻ này khiến các em học sinh tỏ ra hứng thú, đồng thời nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ phía cộng đồng mạng.
Có thể thấy rằng, về bản chất game không hề xấu, có điều người chơi lẫn người học có được tiếp cận đúng cách hay không. Trên thế giới đã có nhiều trường đại học đưa eSport vào giảng dạy để đào tạo những game thủ chuyên nghiệp. Họ vẫn sử dụng những bộ môn đối kháng cao, bắn súng đồng đội… mà không hề bị đánh giá là bạo lực.
Đơn cử, trường cấp 3 Indonesia dạy học sinh bằng cách cho chơi Game Online (ở đây là game bắn súng OverWatch) với thời lượng lên đến 20 tiếng mỗi tuần.
Phòng học cho các em được trang bị đầy đủ máy chiếu, tivi và máy tính cấu hình cao. Học sinh sẽ rèn luyện, tập chiến thuật qua tựa game bắn súng rất nổi hiện nay là OverWatch.
Hiệu trưởng của trường, ông Yohannes Sigian tiết lộ: “eSports có thể giúp các em phát triển các kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Xét về góc độ chuyên môn, các em có thể học Toán hay Kinh Tế nhờ eSports. Nhận thấy giá trị giáo dục từ eSports nên chúng tôi đưa vào giảng dạy”.
Học sinh Samuel William cho biết: “eSports không chỉ đơn giản là chơi điện tử. Qua đó em còn học được cách làm việc nhóm, kiểm soát cảm xúc cá nhân và phát triển những lợi thế của mình”.