Dù biết việc trở thành tuyển thủ ở LPL rất khó nhưng sự so sánh này của truyền thông Trung Quốc cũng gây ra không ít tranh cãi trong cộng đồng game thủ.
Trong những năm vừa qua, eSports nói chung và LMHT nói riêng đã dần phát triển hơn và được sự đón nhận của nhiều quốc gia trên thế giới. Đáng chú ý nhất là ở ASIAD 19 tại Hàng Châu, Trung Quốc, LMHT cùng nhiều tựa game khác đã trở thành một bộ môn cạnh tranh huy chương chính thức.
https://www.youtube.com/watch?v=dvkUc_QWiloDo đó, tuyển thủ LMHT dần dần được xem như một nghề nghiệp, đặc biệt ở Trung Quốc. Sở hữu giải đấu LMHT hàng đầu thế giới với 17 đội tuyển, cùng với đó là hệ thống giải hạng hai LDL, số lượng tuyển thủ LMHT chuyên nghiệp ở quốc gia này cực kì đông đảo. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc trở thành một trong số đó không phải là điều dễ dàng.
Mới đây, quản lý của Team WE – đội tuyển lâu đời ở LPL đã có sự so sánh trực quan về khả năng trở thành một game thủ LMHT chuyên nghiệp: “Vào năm 2019, một tổ chức Esports mở đợt tuyển chọn tài năng trẻ quy mô lên đến 100.000 người. Nhưng chỉ có 10 người được chọn đi tiếp và sau đó chỉ có 1 người cuối cùng được tham gia các trận đấu chuyên nghiệp.”
Có thể bạn muốn xem thêm: LMHT: Ahri leo đỉnh meta nhờ một thay đổi nhỏ, xuất hiện thêm lối chơi mới
Một thống kê khác đã nhắc lại một đợt tuyển chọn tài năng LMHT ở Trung Quốc vào năm 2020. Đây là một đợt tuyển do chính LPL mở ra, vào thời điểm đó đã có tới 5500 thí sinh đăng kí và sẵn sàng trở thành thực tập sinh ở các đội trẻ. Và sau 3 năm, đến trước khi mùa giải 2024 khởi tranh chỉ còn đúng 12 tuyển thủ góp mặt trong số thành viên tham dự LPL Mùa Xuân 2024.
Dựa trên nhận xét này, nhiều trang tin đã so sánh tỉ lệ chọi để vào LPL với khả năng đậu hai đại học hàng đầu Trung Quốc là Thanh Hoa và Bắc Đại. Theo đó, những con số thống kê cho thấy việc vào LPL thi đấu khó gấp 7 lần việc gia nhập hai đại học nói trên.
Tuy nhiên, sự so sánh này bị cho là khá khập khiễng khi số lượng game thủ cạnh tranh vào LPL vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với những sĩ tử thi đại học mỗi năm. Đồng thời, việc thi đấu eSports dù rất cần tài năng lẫn nỗ lực nhưng nói về đọ khó với thi đại học thì cũng không có cơ sở. Chính vì thế, nhiều fan cho rằng việc so sánh này chỉ mang tính hình tượng hóa thay vì nghiêm túc nhận định giữa hai mảng esports và học tập.