Vấn đề chính để có thể làm các giải đấu eSports với game War Thunder chính là cộng đồng và cách thức tổ chức của ban tổ chức tại khu vực thi đấu.
Cụm từ eSports xuất hiện tại Việt Nam khá lâu nhưng tới nay định nghĩa về nó vẫn còn khá mới mẻ với một số game thủ. Có thể hiểu đơn giản game được xem là “thuộc nhóm” eSports khi nó thoả mãn các điều kiện:
– Có tính đối kháng cao (chú trọng người chơi vs người chơi)
– Người chơi có khởi đầu “như nhau” bất kể là từ đầu giai đoạn tham gia game hay “chỉ trong một trận đấu”.
– Đòi hỏi người chơi có trình độ nhất định để tham gia (từ khá tới cao) cả về kiến thức “game” lẫn trình độ chơi game.
– Các yếu tố cày cuốc – vật phẩm trong game có tác dụng rất ít thậm chí không có tác dụng gì tới “kết quả trận đấu”.
Áp dụng các điều kiện này với War Thunder để tìm hiểu liệu War Thunder có được coi là game eSports hay không.
Trong War Thunder, yếu tố trình độ chiếm vị trí quan trọng. Chế độ AB trong game được ví như “chế độ newbie – dành cho người chơi mới” thì rất nhiều game thủ đã thử và phải cất chuột, rời bàn phím sau vài trận vì không thể chịu nổi áp lực của War Thunder, chứ chưa nói tới chế độ khó RB và siêu khó SB chỉ dành cho “pro chính hiệu”.
“Chóng mặt – nhức mắt – khó chơi” và rất nhiều lý do để War Thunder thẳng tay “kick” những game thủ không đủ trình tham gia game .
Về quá trình chơi game, không có khái niệm chơi dùm, chơi hộ, cắm máy auto trong game. Hầu hết người chơi chỉ thong thả làm việc khác khi chờ trận đấu mới còn đã vào trận thì 80% thời gian là tập trung vào màn hình. Sẽ chẳng gì vô duyên bằng khi game thủ vừa ngưng chuột định làm gì đó thì đâm thẳng luôn vào núi và tan xác, đồng đội thì cười nhạo còn bản thân tốn tiền sửa máy bay chỉ vì một giây lơ đễnh. Như vậy, game vô tình đã bắt người chơi phải nghiêm túc tham gia game, mọi hành vi lơ đễnh đều có cái giá phải trả và với War Thunder, tiền sửa máy bay/tăng là một vấn đề lớn.
Trong War Thunder, yếu tố cấp độ không là gì và chuyện người chơi cấp thấp hơn bắn hạ người chơi cấp cao bình thường như “cân đường hộp sữa”. Mọi thứ quyết định kết quả trận chiến đều dựa vào “trình độ” người chơi, tạm biệt với cường hoá, tạm biệt với cái cảnh đại gia full ngọc, full giáp đánh với newbie áo vải kiếm tre.
Xếp hạng – bảo đảm khi bắt đầu trận đấu “ai cũng như ai”.
Điểm dễ nhận thấy nhất trong game, người chơi bắn người chơi là chủ yếu, các yếu tố “máy tham gia” cũng tương tự như DOTA hay LoL, không tác động nhiều tới game. Yếu tố quyết định tới thắng thua chính là tính chiến thuật và trình độ của người chơi. Trong một game đề cao tính thực tế như War Thunder, 1 viên đạn găm đúng chỗ, 1 chiếc máy bay tận dụng 100% sức mạnh khí tài quân sự kèm theo 100% kỹ năng người chơi thì chuyện “lật ngược bàn thua trông thấy” là rất đỗi bình thường. Nếu trong DOTA hay LOL chuyện lơ là một chút bị team kia đẩy sập trụ thì trong War Thunder chuyện 1 phi công giỏi khiến team địch điên đảo cũng tương tự vậy.
[youtube]5FgRRb7sBh8[/youtube]
Trình độ và chiến thuật “bay/lái” là thứ quyết định nhiều nhất.
Các yếu tố cày cuốc, vật phẩm trong game có tác dụng rất ít thậm chí không có tác dụng gì tới kết quả trận đấu. Các yếu tố pre plane/tank, hay pre acc có thể hiểu nôm na theo là “Acc vip, tăng vip, máy bay vip”. Câu hỏi đặt ra là chúng có tác dụng gì trong game, có ảnh hưởng gì tới người chơi không? Câu trả lời được thể hiện rõ dưới 2 tấm hình sau.
P 47 pre phe Đức.
P 47 bình thường phe Mỹ.
Cả hai máy bay, chỉ số về khả năng chiến đấu như leo cao-turn-súng ống như nhau không có gì khác biệt, thậm chí chiếc P 47 pre phe Đức mua bằng tiền còn không mang vác được bom và tên lửa như bản gốc bên phe Mỹ. Vì thế, yếu tố “hàng mua bằng tiền bá đạo hơn” không có cơ sở tồn tại trong game.
Người chơi mua Pre acc, Pre plane/tank là ở chỉ số “tăng % tiền có được, tăng % điểm kinh nghiệm thu được”. Ngoài việc giúp người chơi giảm áp lực phải thắng, không được rơi nếu không là lỗ tiền thì nó chẳng có tác dụng gì nhiều, bản thân đồ mua bằng tiền được thêm mục làm đẹp bằng 4 decal.
Như vậy vào một trận đấu bạn không thể nạp tiền vào súng và bắn địch, cũng không thể dùng sắc đẹp để hạ địch. Đồ mua bằng tiền chỉ giảm áp lực thắng thua, lỗ lời còn lại không tác động gì tới kĩ năng. Nhưng các yếu tố này vô dụng trong một trận đấu được nhà tổ chức thu xếp trang thiết bị dùng trong game thường thấy ở các giải đấu eSports.
Chức năng phụ giúp đồ Pre có thể dán 4 decal làm đẹp.
War Thunder hoàn toàn đủ chuẩn làm một game eSports như World of Tanks, Counter Strike, DOTA hay LoL. Vấn đề chính để có thể làm các giải đấu eSports với game War Thunder chính là cộng đồng và cách thức tổ chức của ban tổ chức tại khu vực thi đấu.
Premium (Pre): 1 dạng khái niệm phân biệt giữa “có nạp tiền” và “không nạp tiền” liên quan tới Pre Plane/tank (máy bay/tăng mua bằng tiền) và Plane/Tank (máy bay/tăng bình thường).